NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH ĐẶT CỌC

Đặt cọc là một trong những biện pháp đảm bảo được sử dụng phổ biến hiện nay khi các bên tham gia vào một giao dịch dân sự. Tiền đặt cọc thường được sử dụng để đảm bảo rằng các bên trong giao dịch sẽ tuân thủ các điều khoản của hợp đồng và sẽ được hoàn trả hoặc cấn trừ khi các bên hoàn thành nghĩa vụ mà không xảy ra hư hại hoặc vi phạm.

Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định: 

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

  1. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

– Từ quy định trên chủ thể tham gia giao dịch có thể hoàn trả cọc trong trường hợp:

  • Đối tượng của hợp đồng không còn hoặc chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân đã chết hoặc pháp nhân đã chấm dứt hợp đồng hoặc hợp đồng vô hiệu do đối tượng hợp đồng không hợp pháp. Trường hợp này các bên trong hợp đồng sẽ trao trả lại cho nhau những gì đã trao, bao gồm cả tiền cọc và chấm dứt hợp đồng.
  • Trường hợp các bên trong hợp đồng không muốn tiếp tục hợp đồng thì có thể thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng và hoàn trả tiền cọc. Tuy nhiên trong trường hợp này bên yêu cầu chấm dứt hoàn trả tiền cọc sẽ có thể bị phạt cọc.

– Mức phạt khi trả lại tiền cọc trái quy định: 

  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp các bên có thảo thuận khác
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng đặt cọc có bắt buộc phải công chứng?

Hợp đồng đặt cọc được quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, theo đó, đặt cọc là việc mà bên đặt cọc giao một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. 

Như vậy, Bộ luật dân sự hiện hành không quy định bắt buộc phải thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra, chủ thể giao dịch có thể thực hiện việc công chứng Hợp đồng đặt cọc.

Lưu ý: Các thông tin trong bài viết được biên tập dựa trên các văn bản pháp luật tại thời điểm viết bài và chỉ mang tính tham khảo. Khi quý độc giả tiếp cận được bài viết này có thể quy định của pháp luật đã thay đổi, do vậy vui lòng liên hệ với đội ngũ luật sư của chúng tôi theo thông tin dưới đây để được cập nhật các nội dung mới nhất khi cần.