Những lưu ý khi mua đất trồng lúa

Theo quy định mới nhất về phân loại đất đai thì đất trồng lúa thuộc loại đất trồng cây hàng năm và thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đất trồng lúa bao gồm:

  • Đất chuyên trồng lúa nước
  • Đất trồng lúa nước còn lại
  • Đất trồng lúa nương

Bên nhận chuyển nhượng đất lúa phải thuộc đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, trừ trường hợp:

TH1: Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa là tổ chức kinh tế

Căn cứ khoản 2 Điều 191 Luật Đất Đai 2013, tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

TH2: Bên nhận chuyển nhượng là hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Theo khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Vì vậy, không được chuyển nhượng đất chuyên trồng lúa nước cho người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Về mức xử phạt, trường hợp cán bộ, công chức tự ý mua đất trồng lúa là sai quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, mức phạt được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Ngoài việc bị phạt tiền thì cán bộ, công chức vi phạm sẽ buộc phải trả lại diện tích đất trồng lúa đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.

Chính vì vậy, đất trồng lúa có thể được chuyển nhượng, mua bán nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Có 3 trường hợp thường gặp không được sang tên sổ đỏ đất trồng đất lúa là do không đáp ứng đủ điều kiện chuyển nhượng; người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa là tổ chức kinh tế và hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, đất trồng lúa có thể được chuyển nhượng, mua bán nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Có 3 trường hợp thường gặp không được sang tên sổ đỏ đất trồng đất lúa là do không đáp ứng đủ điều kiện chuyển nhượng; người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa là tổ chức kinh tế và hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý về diện tích đất trồng lúa được phép chuyển nhượng và các quy định khác khi thực hiện thủ tục nếu cơ quan nhà nước có yêu cầu.

?Lưu ý: Các thông tin trong bài viết được biên tập dựa trên các văn bản pháp luật tại thời điểm viết bài và chỉ mang tính tham khảo. Khi quý độc giả tiếp cận được bài viết này có thể quy định của pháp luật đã thay đổi, do vậy vui lòng liên hệ với đội ngũ luật sư của chúng tôi theo thông tin dưới đây để được cập nhật các nội dung mới nhất khi cần.