Các hướng giải quyết trong tranh chấp đất đai

Ba cách giải quyết tranh chấp đất đai:

Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở

Đây là hướng giải quyết đầu tiên cho mọi vụ việc tranh chấp đất đai, theo đó Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại địa phương (theo Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013). Trường hợp hòa giải thành công thì kết thúc tranh chấp. Ngược lại nếu hòa giải không thành thì tùy vào từng trường hợp mà pháp luật có cách giải quyết khác nhau.

Đề nghị UBND cấp huyện/tỉnh giải quyết

Trường hợp hòa giải tại UBND xã không thành, các bên tranh chấp đất đai có thể đề nghị UBND cấp huyện/tỉnh xem xét giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cáp huyện chính là Chủ tịch UBND huyện đó. Cụ thể, hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai mà người dân cần chuẩn bị bao gồm:

– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai

– Biên bản hòa giải, kết quả hòa giải tại UBND cấp xã

– Thông tin về thửa đất tranh chấp (các tài liệu, chứng cứ về quyền sở hữu, diện tích, trích lục bản đồ. hồ sơ địa chính…).

Thời hạn giải quyết là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp hợp lệ (theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

Khởi kiện ra Tòa án nhân dân (TAND)

Theo Khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, nếu rơi vào 3 dạng tranh chấp đất đai sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền:

– Tranh chấp đất đai mà đương sự có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ (có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013).

– Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…).

– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có sổ đỏ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

Về thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai khi đương sự khởi kiện tại TAND, Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

– Thời hạn để TAND chuẩn bị xét xử tối đa là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn này được gia hạn thêm 2 tháng (tổng là 6 tháng) nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do những trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng.

– Trong vòng 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, TAND phải mở phiên tòa, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này được tăng lên thành 2 tháng.

Lưu ý: Các thông tin trong bài viết được biên tập dựa trên các văn bản pháp luật tại thời điểm viết bài và chỉ mang tính tham khảo. Khi quý độc giả tiếp cận được bài viết này có thể quy định của pháp luật đã thay đổi, do vậy vui lòng liên hệ với đội ngũ luật sư của chúng tôi theo thông tin dưới đây để được cập nhật các nội dung mới nhất khi cần.