MỘT SỐ LƯU Ý TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở

Hợp đồng mua bán nhà ở là một văn bản rất quan trọng. Để hợp đồng mua bán nhà đất được thực hiện một cách hợp pháp thì cả hai bên phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Một số lưu ý cần quan tâm trong hợp đồng mua bán nhà ở:

Thứ nhất về nội dung và hình thức

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung:

– Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên

– Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

– Giá trị góp vốn, giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở

– Thời hạn giao nhận nhà, thời hạn bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê , cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, ủy quyền quản lý, thời hạn góp vốn

– Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Cam kết của các bên

– Các thỏa thuận khác

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tố chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký

Thứ hai: vấn đề công chứng, chứng thực và thời điểm có hiệu lực

– Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực. Giao dịch này thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

– Trường hợp tổ chức tặng nhà tình thương, mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, mua bán cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Giao dịch này thì thời điểm có hiệu lực của hơp đồng là do các bên thỏa thuận.

Lưu ý: Các thông tin trong bài viết được biên tập dựa trên các văn bản pháp luật tại thời điểm viết bài và chỉ mang tính tham khảo. Khi quý độc giả tiếp cận được bài viết này có thể quy định của pháp luật đã thay đổi, do vậy vui lòng liên hệ với đội ngũ luật sư của chúng tôi theo thông tin dưới đây để được cập nhật các nội dung mới nhất khi cần.